Hướng dẫn
Liên hệ
English
Trang chủ
Giới thiệu
Dịch vụ
Tin tức
Chi nhánh
Hệ thống phân phối
Hình thành & phát triển
Bộ máy tổ chức
Chứng nhận bảo hiểm
Công bố chất lượng hàng hóa
Thông tin thị trường
Hoạt động xã hội
An toàn
Hiệp hội Gas
Tin nội bộ
Bình Gas 12kg màu đỏ
Bình Gas 12kg màu xanh
Bình Gas 12kg màu xám
Bình Gas 45kg
Bình Gas 45kg 2 van
Bồn công nghiệp
Hệ thống bình 45 kg
Các loại van
Bộ hóa hơi
Dây dẫn
Dân dụng
Công nghiệp
Thiết bị
Khuyến mãi
.TỔNG CÔNG TY KHÍ VIỆT NAM
.PTT GROUP
Thông Tin Thị trường
Vấn nạn sang chiết gas trái phép: “Nóng” hơn bao giờ hết!
(3/28/2012)
Việc kiểm soát chưa chặt chẽ, thiếu hành lang pháp lý đã khiến cho tình hình kinh doanh gas diễn ra phức tạp, xuất hiện nhiều hành vi gây thiệt hại cho các nhà sản xuất, kinh doanh chân chính
“Bịp” người tiêu dùng"
Chưa bao giờ tình trạng mất an toàn trong sử dụng, kinh doanh gas lại nhiều như thời gian vừa qua. Hầu hết các vụ nổ đều xuất phát từ nguyên nhân rò rỉ khí gas do sang chiết trái phép, hay mua phải gas kém chất lượng. Từ đầu năm đến nay, giá gas bán lẻ liên tục tăng cao, có thời điểm trên 500.000 đồng/bình 12kg… càng tạo cơ hội cho các cơ sở sang chiết gas trái phép hoành hành. “Chiêu” của các cơ sở này là đánh vào tâm lý ham mua giá rẻ, nên chỉ cần giảm vài ngàn đồng, đến vài chục ngàn đồng so với các bình gas chính hãng là người tiêu dùng sẽ lựa chọn mà không cần biết chất lượng như thế nào
Thông thường, mỗi bình gas sang chiết trái phép thiếu từ 2-3kg, người tiêu dùng mất hơn 100.000 đồng/ bình. Vì lợi nhuận cao, bất chấp nguy hiểm và sự kiểm soát của lực lượng chức năng, các cơ sở vẫn tìm mọi cách sang chiết để kiếm lời.
Bà Lê Thị Anh Mẫn - Phó chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam - cảnh báo: Gần đây, các trạm sang chiết gas trái phép mọc lên như nấm. Họ nhận bơm gas cho mọi đối tượng, trong đó phần lớn là những người kinh doanh gas trái phép, sử dụng vỏ bình của các hãng lớn. Sau khi sang chiết, các cơ sở này còn dùng cả tem, niêm màng co giả để “bịp” người sử dụng.
Gần đây, một số doanh nghiệp còn nhập khẩu từ Trung Quốc một loại chất dimethyl ether (DME), thường dùng để làm dung môi trong bình xịt sơn, xịt muỗi… với mức giá rẻ hơn khí hóa lỏng (gas) khoảng 100 USD/tấn. Sau khi nhập khẩu, chất này được trộn vào gas theo tỉ lệ 10% hoặc 20% nhằm làm tăng trọng lượng tương ứng. Bằng cách pha trộn này, các cửa hàng kinh doanh sẽ hưởng thêm khoảng 30.000 - 60.000 đồng/bình 12 kg. Được biết, chất DME khi bơm vào bình gas sẽ rất nguy hiểm cho người sử dụng do tính chất ăn mòn, lâu ngày sẽ làm hư hỏng vỏ bình và các linh kiện cao su, dẫn đến dễ bị rò rỉ gas, gây cháy nổ. Đặc biệt, do DME có áp suất thấp, nhiệt thấp, nên khi sử dụng loại gas này sẽ không hiệu quả, thiệt hại cho người sử dụng.
"Xã hội hóa công tác kiểm soát"
Theo Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), các hành vi vi phạm các quy định quản lý của Nhà nước phổ biến trong kinh doanh gas như: Không có đăng ký doanh nghiệp; kinh doanh gas không đảm bảo điều kiện theo quy định; không niêm yết giá tại cửa hàng, nơi giao dịch; không đủ điều kiện sang, chiết, nạp gas… Để kiểm soát tốt vấn nạn này, ông Trần Văn Thanh - Phó chủ tịch Hiệp hội Gas - cho rằng, không có cách nào khác là phải xã hội hóa công tác kiểm tra, kiểm soát. Các lực lượng chức năng từ Trung ương đến địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm, đặc biệt là kiểm tra, xử lý các hành vi chiếm đoạt, hoán cải chai chứa, sang, chiết, nạp trái phép.
Cũng theo ông Thanh, Bộ Công Thương cần rà soát, đánh giá sự phù hợp của các văn bản luật hiện hành về quản lý hoạt động kinh doanh khí đốt hóa lỏng với thực tế sản xuất, kinh doanh; kịp thời bổ sung hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về kinh doanh các mặt hàng này, tạo hành lang pháp lý minh bạch cho các thương nhân kinh doanh.
Ban Chỉ đạo 127 Trung ương đã chỉ đạo các cơ quan chức năng đồng loạt kiểm tra các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, gas trên toàn quốc. Theo đó, Bộ Khoa học - Công nghệ sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về đo lường, chất lượng sản phẩm mặt hàng xăng dầu, gas; Bộ Công an kiểm tra việc thực hiện quy định về phòng cháy chữa cháy, an toàn phòng, chống cháy nổ, tập trung phát hiện và triệt phá các đường dây, tụ điểm sai phạm như sang, chiết, nạp gas trái phép, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; Bộ Công Thương thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh các mặt hàng xăng dầu và khí hóa lỏng.
Trích nguồn tin: baocongthuong
Yêu cầu Thực hiện nghiêm việc đăng ký giá Gas
Những "quái chiêu" gas lậu
Giá gas sẽ giảm thêm 30.000 đồng/bình
Vấn nạn sang chiết gas trái phép: “Nóng” hơn bao giờ hết!
Gas lừa lại tung hoành (26/4/2011)
Giá gas trong nước lại tăng theo quy luật thời tiết
Thị trường gas cần chế tài hữu hiệu và xử lý nghiêm minh
Giá gas trong nước sẽ không còn... "nhảy múa"?
Chống gas lậu: Khó hay không quyết liệt ?
Thu giữ 108 bình gas giả, hàng trăm thùng dầu, nhớt
1
2